banner
Thứ 3, ngày 5 tháng 12 năm 2023
Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ
30-9-2023
   Đó là chủ đề của Kế hoạch số 3295/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về Đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023.
   Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên là dịp để tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum trong thời kỳ hội nhập, phát triển của đất nước và của tỉnh.
   Quy mô: Khu vực Tây Nguyên, gồm 05 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.
   Thời gian: 03 ngày, từ ngày 29/11/2023 - 01/12/2023.
   Địa điểm: Thành phố Kon Tum và các huyện liên quan trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
   Nội dung của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên gồm phần Lễ và phần Hội, cụ thể:
   Về phần Lễ: Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc Dự kiến Truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kon Tum-KRT; đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh tham gia Ngày hội tiếp sóng. Khai mạc chung các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội (vào lúc 20h10’, ngày 29/11/2023); Tổng kết, trao giải, bế mạc Ngày hội, trao cờ đăng cai Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ II, năm 2026 (vào lúc 20h10’, ngày 01/12/2023).

Thác Pa Sỹ - Măng Đen (nguồn: Internet)
   Về phần Hội bao gồm các nội dung:
   - Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc: Tỉnh Kon Tum dàn dựng trích đoạn giới thiệu 01 lễ hội có giá trị văn hoá đặc sắc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay (phần trình diễn, giới thiệu phải có kịch bản, lời dẫn thuyết minh, thời lượng không quá 30 phút/tỉnh - Hội đồng nghệ thuật sẽ đánh giá nội dung này).
   - Không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương: Tổ chức 01 Không gian trưng bày (Ban Tổ chức bố trí 01 không gian trưng bày tối thiểu 30 m2/gian) gồm: các bảng trích biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục của các dân tộc, tranh, ảnh, mỹ thuật, sách, đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, kiến trúc; sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương, các sản phẩm OCOP; trình diễn chế tác và biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Hội đồng nghệ thuật sẽ đánh giá nội dung này).
   - Trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của địa phương: Trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của tỉnh (có giới thiệu, thuyết minh quy trình chế biến và sản phẩm hoàn thiện)để Hội đồng nghệ thuật đánh giá, chấm điểm. Các huyện, thành phố Kon Tum: Mỗi đơn vị tham gia 01 gian hàng tiêu chuẩn 3x3m, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP của địa phương (không chấm điểm).
    - Liên hoan văn nghệ quần chúng và Trình diễn trang phục các dân tộc:
   + Liên hoan văn nghệ quần chúng: Mỗi tỉnh tham gia một chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương (tối đa 05 tiết mục), ưu tiên và khuyến khích các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc (thời lượng từ 25 - 30 phút/chương trình/tỉnh).
   + Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc: (Lồng ghép vào nội dung Liên hoan văn nghệ quần chúng theo thứ tự trình diễn của mỗi đoàn). Giới thiệu trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới của 03 dân tộc (thời lượng từ 05 - 07 phút/chương trình/tỉnh, từ 05-10 người trình diễn). Mỗi tỉnh xây dựng 01 chương trình trình diễn trang phục truyền thống, đặc trưng của các dân tộc ở địa phương. Phần trình diễn phải có lời dẫn thuyết minh.
   - Phối hợp tổ chức triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”: Giới thiệu, trưng bày triển lãm đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam thông qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm văn hóa tiêu biểu.
   - Tham gia trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước: Tổng hợp hình ảnh đẹp về chủ đề “Sắc màu văn hóa Kon Tum”.
   - Hoạt động thể thao quần chúng: Thi đấu 05 môn: Kéo co, Đẩy gậy, Bắn ná, Leo cột mỡ và Nhảy bao bố.
   - Hoạt động Du lịch: Giới thiệu các hoạt động trong Ngày hội và tổ chức các tour du lịch, đưa khách tham quan trải nghiệm các hoạt động: Homestay Kon K’Tu (thành phố Kon Tum); khám phá các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh./.
Trung Hiếu
Số lượt xem:134

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Tư pháp, Tầng 4, Khu nhà A, Trung tâm Hành chính tỉnh, tổ 8, phường Thống Nhất, tp Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Trần Minh Thắng - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 02603.862479 ; Fax: 02603.862479; Email: sotuphap-kontum@chinhphu.vn. .
5535143 Tổng số người truy cập: 455 Số người online:
TNC Phát triển: